Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như thế nào?

Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Đang tìm hiểu những quy định về an toàn đường ngang trong giao thông đường bộ, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định tại Điều 26 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

- Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang có người gác, khi cần phải đặt tín hiệu ngăn đường thì cấp có thẩm quyền quyết định, trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m).

- Vị trí đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

+ Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 m đến 500 m;

Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 m mà chưa cải tạo được theo quy định tại Điều 54 của Thông tư này thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang đó;

+ Đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt, người có thẩm quyền được quyết định đặt ở bên phải theo hướng tàu chạy vào đường ngang.

- Tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt phải bảo đảm ít nhất 800 m. Trường hợp địa hình khó khăn, tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường không được nhỏ hơn 400 m.

- Hoạt động của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

+ Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu ngăn đường bật sáng báo hiệu dừng tàu;

+ Khi tín hiệu ngăn đường tắt, tàu hoạt động bình thường. Khi có trở ngại trên đường ngang ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu thì nhân viên gác chắn mới chuyển tín hiệu này bật sáng;

+ Đường ngang có người gác nằm trên khu gian có thiết bị đóng đường tự động thì bất kể có tín hiệu ngăn đường trên đường sắt hay không, đều phải lắp đặt thiết bị để chuyển tín hiệu đóng đường ở gần đường ngang nhất về trạng thái đóng để nhân viên gác chắn thao tác kịp thời khi trên đường ngang có trở ngại ảnh hưởng đến chạy tàu. 

Trên đây là nội dung câu trả lời về tín hiệu ngăn đường trên đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào