Tín hiệu cảnh báo đường ngang được quy định như thế nào?

Tín hiệu cảnh báo đường ngang được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Minh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Phước. Đang tìm hiểu những quy định về an toàn đường ngang trong giao thông đường bộ, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tín hiệu cảnh báo đường ngang được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Tín hiệu cảnh báo đường ngang được quy định tại Điều 24 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau: 

- Tín hiệu cảnh báo đường ngang lắp đặt tại đường ngang cảnh báo tự động

+ Tầm nhìn tín hiệu cảnh báo đường ngang phải đảm bảo liên tục và lớn hơn 800 m đối với địa hình bình thường, nơi địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 400 m;

+ Khi gặp tín hiệu đèn vàng sáng nhấp nháy biểu thị thiết bị đường ngang gặp trở ngại, lái tàu phải hạn chế tốc độ dưới 15 km/h cho đến khi tàu qua khỏi đường ngang.

- Cột tín hiệu cảnh báo đường ngang cao 10 m; đặt ở phía trái đường sắt theo hướng tàu số lẻ, mép ngoài của cột cách tim đường sắt 2.170 mm đối với khổ đường 1.000 mm và cách tim đường sắt 2.610 mm đối với khổ đường 1.435 mm, cách mép đường ngang phía đường bộ tối thiểu 5.000 mm.

Trên đây là nội dung câu trả lời về tín hiệu cảnh báo đường ngang.Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào