Tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm

Tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Sung, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Sung (thanhsung*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định cụ thể bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

+ Có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản.

+ Có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác tham gia nhưng phải có sự chủ trì của cơ quan, tổ chức của Việt Nam đối với từng dự án thăm dò, khai quật, trục vớt.

- Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 29/2018/NĐ-CP tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ưu tiên các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Hàng hải năm 2015. Trường hợp phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt thì Cảng vụ hàng hải tổ chức trục vớt tài sản theo phương án được phê duyệt.

- Việc thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được thực hiện theo đúng phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp trong quá trình thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm cần thiết phải điều chỉnh phương án đã được phê duyệt thì cơ quan, người có thẩm quyền đã phê duyệt phương án đó quyết định điều chỉnh phương án.

Trên đây là nội dung tư vấn về tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào