Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu được quy định cụ thể bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật