Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Huấn, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là giám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

- Về sản lượng sản xuất (hoặc lượng mua vào) trong kỳ, sản lượng tiêu thụ (hoặc lượng bán ra) trong kỳ, lượng tồn kho cuối kỳ của một số sản phẩm chủ yếu.

- Về các chỉ tiêu tài chính: Doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác, kết quả kinh doanh. So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của hai năm trước liền kề năm báo cáo.

- Về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuê trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.C kèm theo Thông tư này.

- Tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích (nếu có), trong đó đánh giá kết quả cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích về số lượng và chất lượng, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích trong kỳ so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.D kèm theo Thông tư này.

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong kỳ báo cáo: Doanh nghiệp báo cáo giám sát việc cân đối dòng tiền doanh nghiệp tạo ra với nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp; đồng thời cập nhật các dự báo về lưu chuyển tiền tệ trong tương lai, trong kỳ kế toán tiếp theo.

Trên đây là nội dung câu trả lời về giám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 200/2015/TT-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào