Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện không có người nhận xử lý ra sao?
Ngày 23/11/2009, Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, cách giải quyết đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện không có người nhận là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 đến Khoản 4 Điều 64 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:
1. Tiếp nhận và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
3. Thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để cơ quan này thông báo tìm người nhà của người bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn chưa có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận đối tượng này.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện không có người nhận, bệnh viện sau khi tiến hành các thủ tục điều trị bình thường cho trẻ sẽ tiến hành thông báo cho các cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận trẻ.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về cách giải quyết đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện không có người nhận. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật