Quản lý di sản thừa kế
Bộ luật dân sự năm 2005 qui định trong trường hợp di sản chưa được chia thì những người thừa kế có thể thỏa thuận để cử ra người quản lý di sản đó. Việc cử người đại diện quản lý di sản thừa kế phải được lập thành văn bản, có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước (đối với nhà, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở).
Cũng theo Bộ luật dân sự năm 2005, người quản lý di sản có nghĩa vụ bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt bằng các hình thức khác (nếu không được tất cả đồng thừa kế đồng ý bằng văn bản); thông báo về di sản cho những người thừa kế; bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. Người quản lý có quyền đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba có liên quan đến di sản thừa kế; được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế.
Trong trường hợp trên, nếu một trong các anh chị em, với tư cách là đồng thừa kế, không đồng ý với việc cử người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản
Thư Viện Pháp Luật