Khi nào thì bác sĩ phải tiến hành hội chẩn?
Ngày 23/11/2009, Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Theo đó, hội chẩn là hình thức thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Trường hợp tiến hành hội chẩn trong khám, chữa bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:
Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
Cũng theo quy định này, các hình thức hội chẩn bao gồm:
- Hội chẩn khoa;
- Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia;
- Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin;
- Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp tiến hành hội chẩn trong khám, chữa bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật