Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề y

Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề y được quy định như thế nào? Xin chào Qúy Ban biên tập. Em là sinh viên năm thứ 2, ngành y. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm một số thông tin về quy định pháp luật hiện hành đối với hoạt động khám, chữa bệnh. Cho em hỏi, hiện nay, pháp luật ghi nhận ra sao về quyền được bảo đảm an toàn trong quá trình hành nghề của người hành nghề y? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu. Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý anh chị. Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!   Kim Huế (hue***@gmail.com)

Ngày 23/11/2009, Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề y là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 35 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:

1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

2. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

3. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề y. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào