Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực hóa học quân sự

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực hóa học quân sự được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực hóa học quân sự thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực này được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Trần Ngọc Huy (huy_tran***@gmail.com)

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực hóa học quân sự được quy định tại Mục IX Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

1

Nghiên cứu, chế thử, sản xuất chất độc quân sự.

Tiếp xúc chất độc mạnh, nguy hiểm, nóng, thiếu dưỡng khí.

2

Nghiên cứu, chế thử tinh chế làm giầu chất phóng xạ.

Nguy hiểm, tiếp xúc chất phóng xạ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Xử lý môi trường bị ô nhiễm chất độc, chất phóng xạ; xử lý, huỷ chất độc, chất phóng xạ.

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc chất phóng xạ, chất độc.

4

Sử dụng vũ khí sinh học, hoá học, phương tiện có nguồn phóng xạ.

Nguy hiểm, tiếp xúc chất dộc, chất phóng xạ mạnh.

 

Điều kiện lao động loại V

5

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp chất độc, chất phóng xạ quân sự.

Nguy hiểm, tiếp xúc trực tiếp chất độc, chất phóng xạ mạnh, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Sử dụng khí tài phòng da, phòng hô hấp.

Nóng, thiếu dưỡng khí, tiêu hao năng lượng lớn.

7

Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa phương tiện có nguồn phóng xạ, phương tiện mang chất phóng xạ, phương tiện đo phóng xạ.

Tiếp xúc chất phóng xạ, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8

Sản xuất chất tạo khói, vũ khí lửa.

Tiếp xúc chất độc hại, nguy hiểm, dễ cháy nổ.

9

Lái, phụ xe, áp tải xe chở chất độc, chất phóng xạ quân sự.

Rất nguy hiểm, tiếp xúc ồn, rung, sóc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Trên đây là nội dung quy định đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực hóa học quân sự. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào