Xử trí phản vệ được quy định như thế nào?

Xử trí phản vệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Hoàng Ngọc Thùy Dương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Định. Tôi đang làm việc trong lĩnh vực y tế, do đó tôi cần tìm hiểu các quy định liên quan đến hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Xử trí phản vệ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.          

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Adrenalin là thuốc quan trọng hàng đầu để tiêm bắp ngay cho người bị phản vệ khi được chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

2. Bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên phải xử trí cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với người có tiền sử phản vệ có sẵn adrenalin mang theo người thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhân viên y tế được phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứu khi không có nhân viên y tế.

Trên đây là nội dung tư vấn về Xử trí phản vệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 51/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào