Ký văn bản của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

Ký văn bản của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Anh, là Nhân viên văn phòng đang làm việc tại Cần Thơ, gần đây tôi đang tìm hiểu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là việc ký văn bản của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Ký văn bản của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 13 Quyết định 142/QĐ-BTP năm 2016 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:

- Thẩm quyền ký văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ được ký thừa lệnh những văn bản được Bộ trưởng giao. Các trường hợp khác chỉ được ký thay khi được Thủ trưởng đơn vị ủy quyền bằng văn bản.

- Quyền hạn, chức vụ, họ và tên, chữ ký của người có thẩm quyền: Thủ trưởng đơn vị, tổ chức ký tất cả các văn bản do đơn vị, tổ chức ban hành; Các trường hợp ký thay (phải ghi KT.); ký thừa lệnh (phải ghi TL.); ký thay mặt (phải ghi TM.).

- Không dùng bút chì, bút mực đỏ để ký văn bản.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc ký văn bản của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 142/QĐ-BTP năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào