Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh được quy định tại Mục A Phần XIV Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: 

Không quy định hình thức bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu đối hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau:

- Thủ tục Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế: Bỏ Phiếu lý lịch tư pháp đối với người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y tế tại thời điểm xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Thủ tục Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế: Bỏ Phiếu lý lịch tư pháp đối với người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y tế tại thời điểm xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ; Giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

- Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ; Giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

- Thủ tục Cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế: Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Thủ tục Cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế: Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thủ tục Cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế: Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Thủ tục Cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế: Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Các chứng chỉ học phần theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2015/TT-BYT; Văn bằng về trình độ học vấn.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu cùng bảng điểm do Trung ương Hội đồng y Việt Nam cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Giấy chứng nhận có trình độ y sỹ cấp 2 do Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế tư nhân với phạm vi hành nghề là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, bắt (xem) mạch, kê đơn, bốc (hốt) thuốc theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 29/2015/TT-BYT.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tham dự các lớp bồi dưỡng về y học cổ truyền.

- Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BYT: Các chứng chỉ học phần; Bảng điểm kết quả kiểm tra cuối khóa do Hội đồng kiểm tra sát hạch của Bộ Y tế tổ chức.

- Thủ tục Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe thuộc thẩm quyền Sở Y tế: Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở; Hợp đồng hỗ trợ chuyên môn (nếu có).

- Thủ tục Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe thuộc thẩm quyền Bộ Y tế và bộ, ngành khác: Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở; Hợp đồng hỗ trợ chuyên môn (nếu có).

Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào