Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Hân hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm được quy định tại Mục A Phần XIV Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể:

Không quy định hình thức bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu đối hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau:

- Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế: Văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi.

- Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế: Văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi.

- Thủ tục Đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thủ tục Đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký lưu hành đối với bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm: Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành (bao gồm giấy chứng nhận được cấp lần đầu và các lần gia hạn, nếu có).

- Thủ tục Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra chặt; thủ tục Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra thông thường; thủ tục Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm: Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice).

- Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

- Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở.

- Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở.

- Thủ tục Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ chuyên môn của kiểm nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký chỉ định.

- Thủ tục Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia thỏa thuận lẫn nhau của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế, Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ chuyên môn của kiểm nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký chỉ định; Chứng chỉ công nhận, danh mục, phạm vi công nhận.

- Thủ tục Thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ chuyên môn của kiểm nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký chỉ định; Chứng chỉ công nhận, danh mục, phạm vi công nhận (trường hợp đã được tổ chức công nhận).

Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào