Việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản
Việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản được quy định tại Điều 4 Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn 29/2014/NĐ-CP thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP có trách nhiệm chuyển giao các tài sản quy định tại Điều 3 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản trong thời gian chờ xử lý.
- Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 01-BBBQ ban hành kèm theo Thông tư này và có sự chứng kiến của Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản và đơn vị tiếp nhận là cơ quan trung ương); Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu (trường hợp đơn vị chủ trì, xử lý tài sản hoặc đơn vị tiếp nhận là cơ quan địa phương).
- Danh mục hồ sơ kèm theo Biên bản bàn giao tài sản bao gồm:
+ Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: 01 bản sao;
+ Giấy chứng nhận kết quả giám định tài sản (nếu có): 01 bản sao;
+ Bảng kê chi tiết tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: 01 bản chính;
+ Hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).
- Bản chính các hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này do đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản bảo quản. Các bản sao hồ sơ bàn giao cho đơn vị tiếp nhận phải được người có thẩm quyền của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản ký xác nhận và đóng dấu.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 159/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật