Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt thế nào?

Hình thức xử phạt hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị xử lý ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Minh Tuệ (tue***@gmail.com)

Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 

Theo đó, hình thức xử phạt hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:  

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Mức phạt này đồng thời áp dụng cho hành vi: Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử phạt hành vi lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào