Yêu cầu đối với kho bảo quản dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh
Ngày 14/02/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 05/2014/TT-BYT quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó:
- Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng vật.
- Vị thuốc y học cổ truyền (hay còn gọi là vị thuốc đông y) là dược liệu được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền được sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh.
Yêu cầu đối với kho bảo quản dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-BYT. Cụ thể như sau:
a) Đủ diện tích, thông thoáng, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập và vận chuyển;
b) Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế xây dựng bảo đảm vệ sinh, thông thoáng, khô ráo, có đủ ánh sáng, nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn;
c) Phòng chống được sự xâm nhập của côn trùng, các loài động vật gặm nhấm và các loài động vật xâm hại khác; ngăn ngừa được sự phát triển của nấm mốc, mối mọt;
d) Bố trí các khu vực hợp lý cho các công việc như: khu vực tiếp nhận, khu vực bảo quản, khu vực biệt trữ, khu vực xuất dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Các dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền có chứa tinh dầu phải được bảo quản trong bao bì kín để tránh hấp thụ vào các mặt hàng khác.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về yêu cầu đối với kho bảo quản dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Thông tư 05/2014/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật