Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất?

Em là sinh viên Khoa Luật Thương mại, trường Đại học Luật TP.HCM. Học kỳ này, em đang học môn Luật đất đai. Trong quá trình học, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được các anh chị giải đáp. Em thấy hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa hai hoạt động thu hồi đất và trưng dụng đất. Không biết theo quy định hiện hành thì phân biệt các thuật ngữ này ra sao?

Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất?

Hiện nay, trong quá trình học cũng như làm việc, không ít người hiểu sai về hoạt động thu hồi và trưng dụng đất. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phân biệt một cách cơ bản hai thuật ngữ này ở các điểm chính sau:

Tiêu chí

Thu hồi đất

Trưng dụng đất

Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

- Luật đất đai 2013;

- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Mục đích, căn cứ thu hồi

- Thu hồi đất theo nhu cầu của Nhà nước ( bảo đảm an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế, xã hội...)

- Thu hồi đương nhiên ( do hết thời hạn sử dụng đất, do chủ sở hữu tự nguyện trả đất. do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người... )

- Do vi phạm pháp luật về đất đai ( sử dụng đất trái pháp luật, lấn chiếm đất, ...)

Trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Cách thức thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản ( hoặc lời nói trong trường hợp khẩn cấp nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định)

Thẩm quyền thực hiện

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất.

- Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Thời điểm có hiệu lực

Được quy định trong quyết định.

Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Thời hạn

Vô thời hạn

- Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.

- Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

Đền bù

- Có thể có đền bù hoặc không;

- Những trường hợp không được đền bù quy định tại điều 45 Luật Đất Đai

Nếu gây ra thiệt hại sẽ được đền bù.

Hậu quả pháp lý

Chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng.

Không làm chấm dứt quyền sử dụng đất, người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền khi hết thời hạn trưng dụng.

Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về việc phân biệt giữa thu hồi đất và trưng dụng đất.

Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan.

Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất?

Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trưng dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào