Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông trong quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông trong quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Lâm Khánh Ngân, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Phước. Tôi cần tìm hiểu quy định về về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông trong quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.          

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Lựa chọn loại nhựa đường sử dụng cho công trình có chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường (việc cam kết của nhà cung ứng về mác, ghi nhãn, vận chuyển theo đúng quy định phải được thể hiện trong hợp đồng mua bán vật liệu nhựa đường).

3. Cử nhân viên đảm bảo việc giám sát và tiếp nhận nhựa đường: kiểm tra từng niêm phong của xe bồn (đối với nhựa đường đặc nóng), kiểm tra nhãn mác và sự nguyên vẹn của phuy (đối với nhựa đường phuy) tại thời điểm thi công; hạn chế sử dụng trên hai nhà cung ứng nhựa đường cho một công trình.

4. Lấy mẫu lưu tất cả các chuyến hàng giao hàng ngày tại công trường. Việc lấy mẫu phải tuân thủ quy định lấy mẫu trong quá trình bơm nhựa đường (đối với nhựa đường bồn), trong quá trình xả nhựa đường từ phuy (đối với nhựa đường phuy) và phải lập biên bản xác nhận, ký xác nhận trên mẫu nhựa đường của các bên liên quan. Mẫu nhựa đường lưu phải được lưu trữ và bảo quản ít nhất 03 tháng, kể từ khi lấy mẫu để đối chiếu, phân loại và xác định chất lượng nhựa đường của các nhà cung ứng, tại từng thời điểm cụ thể khi có vấn đề về chất lượng mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường.

5. Ghi chép đầy đủ việc nhận vật liệu nhựa đường và sản xuất, thi công mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc các sản phẩm khác có sử dụng nhựa đường, lý trình rải hàng ngày.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông trong quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 27/2014/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi công xây dựng công trình

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào