Quy định về quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác từ 10/04/2018

Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Phan. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Vừa qua, tôi được biết đã có quy định mới điều chỉnh về vấn đề này. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thanh Phan (thanhphan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được quy định cụ thể như sau:

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

- Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tác giả

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào