Hồ sơ giải quyết bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng
Hồ sơ giải quyết bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 26 Thông tư 181/2016/TT-BQP hướng dẫn hồ sơ quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ BHXH trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
- Đối với người lao động đang tham gia đóng BHXH
+ Sổ BHXH;
+ Quyết định phục viên, xuất ngũ, hoặc quyết định thôi việc của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết thời hạn. Riêng đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH (Mẫu số 14-HBQP).
Trường hợp hạ sĩ quan binh sĩ xuất ngũ, nếu không có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH một lần thì làm đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH (Mẫu số 14-HBQP).
- Đối với trường hợp phục viên, xuất ngũ về địa phương không quá 12 tháng và đã nhận trợ cấp một lần từ quỹ BHXH, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH
+ Sổ BHXH đã giải quyết trợ cấp BHXH;
+ Đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH (Mẫu số 14-HBQP);
+ Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị (trước khi phục viên, xuất ngũ) cấp có thẩm quyền;
+ Hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết;
+ Phiếu thu trợ cấp phục viên, xuất ngũ do đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập và đã nộp về tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng.
- Đối với người bị phạt tù giam, khi ra tù chuyển về địa phương
+ Sổ BHXH;
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao);
+ Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý người lao động trước khi bị phạt tù;
+ Hồ sơ cá nhân (bản gốc) và các giấy tờ liên quan đến thời gian và tiền lương đóng BHXH (trường hợp chưa được cấp sổ BHXH).
Trên đây là nội dung câu trả lời về hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với quân nhân cho người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 181/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật