Xử lý người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật
Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật) có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật