Chế độ giữ gìn bí mật công tác thi hành án trong quân đội

Chế độ giữ gìn bí mật công tác thi hành án trong quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật Tp. HCM. Qua một vài tài liệu, em được biết Bộ Quốc phòng vừa ban hành quy chế hoạt động của ngành thi hành án trong quân đội. Cho em hỏi, theo quy chế này thì chế độ giữ gìn bí mật công tác thi hành án trong quân đội được thực hiện ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Bích Thảo (thao***@gmail.com)

Từ ngày 25/3/2018, Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội chính thức có hiệu lực thi hành. Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội (sau đây viết gọn là Ngành Thi hành án).

Theo đó, chế độ giữ gìn bí mật công tác thi hành án trong quân đội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định cụ thể tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-BQP. Cụ thể như sau:

1. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ngành Thi hành án phải giữ gìn bí mật công tác; hồ sơ, công văn, tài liệu, con dấu phải được bảo mật theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định của đơn vị.

2. Trường hợp để lộ bí mật công tác, làm mất hồ sơ, tài liệu, con dấu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về chế độ giữ gìn bí mật công tác thi hành án trong quân đội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư 01/2018/TT-BQP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào