Các trường hợp phải xin ý kiến chỉ đạo trong thi hành án quân đội
Từ ngày 25/3/2018, Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội chính thức có hiệu lực thi hành. Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội (sau đây viết gọn là Ngành Thi hành án).
Theo đó, các trường hợp phải xin ý kiến chỉ đạo trong thi hành án quân đội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-BQP. Cụ thể như sau:
Trưởng phòng Thi hành án cấp quân khu báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Thammưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án để giải quyết những việc thi hành án có ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị trên địa bàn quân khu và tương đương bao gồm:
a) Việc thi hành án có số tiền, giá trị tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội hoặc việc thi hành án có yếu tố nước ngoài;
b) Việc thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế có sử dụng lực lượng ngoài Quân đội, kê biên tài sản là bất động sản;
c) Việc thi hành án mà người phải thi hành là người có công với cách mạng, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản;
d) Những việc thi hành án khác cần xin ý kiến chỉ đạo.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp phải xin ý kiến chỉ đạo trong thi hành án quân đội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư 01/2018/TT-BQP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật