Phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng thi hành án cấp quân khu trong quân đội
Từ ngày 25/3/2018, Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội chính thức có hiệu lực thi hành. Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội (sau đây viết gọn là Ngành Thi hành án).
Theo đó, phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng thi hành án cấp quân khu trong quân đội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-BQP. Cụ thể bao gồm:
- Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng; công việc được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án giao hoặc ủy quyền;
- Báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;
- Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án về công tác xây dựng thể chế, xây dựng văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; công tác thi hành án dân sự; công tác xây dựng ngành;
- Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan.
Cũng theo quy định này thì trách nhiệm của trưởng phòng được xác định như sau:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng, ban về những công việc được giao, phân công phụ trách hoặc ủy quyền.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng thi hành án cấp quân khu trong quân đội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư 01/2018/TT-BQP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật