Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp
Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
Vận dụng một hoặc đồng thời các phương pháp được quy định tại Điều 7 của Thông tư này, để xây dựng các định mức thành phần:
- Định mức lao động
Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp (giảng dạy) + Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ).
+ Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành;
+ Định mức lao động gián tiếp được quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của lao động trực tiếp.
- Định mức thiết bị
+ Xác định chủng loại thiết bị;
+ Xác định thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị;
+ Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị: Bao gồm thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư) và máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư);
+ Tổng hợp định mức thiết bị.
Các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tính trong định mức thiết bị.
- Định mức vật tư
+ Xác định chủng loại vật tư;
+ Xác định số lượng/khối lượng theo từng loại vật tư: Căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư);
+ Xác định tỷ lệ (%) thu hồi vật tư: Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vật tư để tính tỷ lệ (%) thu hồi;
+ Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của vật tư: Mô tả thông số kỹ thuật của từng loại vật tư phù hợp trong đào tạo.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấm đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật