Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Lan Phương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Định. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.          

Theo quy định tại Mục I Thông tư 101/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

a) Vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

b) Trường hợp một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.

c) Hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 101/2006/TT-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào