Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Qúy Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật hành chính, trường Đại học Luật TP.HCM. Học kỳ này em đang học môn Luật ngân hàng. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định hiện hành thì trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Anh Trúc (0906****)

 Ngày 28/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Thông tư 19/2017/TT-NHNN, sửa đổi Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Cụ thể bao gồm:

a) Dư nợ các khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm:

(i) Các khoản cho vay, cho thuê tài chính (bao gồm cả khoản cho vay, cho thuê tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam), trừ:

- Khoản cho vay, cho thuê tài chính bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và của tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay, cho thuê tài chính này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu;

- Khoản cho vay các chương trình, dự án bằng nguồn vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(ii) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay, cho thuê tài chính mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác chịu rủi ro;

(iii) Các khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá (bao gồm cả trái phiếu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành), trừ giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;

(iv) Đối với khoản cho vay, cho thuê tài chính, ủy thác quy định tại tiết (i) và tiết (ii) điểm này có nhiều khoản nợ tương ứng với kỳ hạn trả nợ khác nhau thì thời hạn còn lại để tính vào dư nợ cho vay trung, dài hạn được xác định đối với từng khoản nợ tương ứng với kỳ hạn trả nợ của khoản nợ đó.

b) Dư nợ gốc bị quá hạn của khoản cho vay, ủy thác cho vay, cho thuê tài chính, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 19/2017/TT-NHNN.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào