Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tú. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thanh Tú (thanhtu*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

- Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

- Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở hữu trí tuệ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào