Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Xuân Bình. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Xuân Bình (xuanbinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:

+ Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;

+ Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu trí tuệ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào