Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa

Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quốc Hiếu. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng công trình, Ban biên tập cho tôi hỏi thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (quoc.hieu***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa được quy định tại Tiểu mục 1 Mục A Phần XIV Phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010 như sau:

- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ tục, trong đó:

+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;

+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;

+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với từng bước.

- Về thành phần và số lượng hồ sơ:

+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan, tổ chức là chủ đầu tư;

+ Quy định cụ thể về từng loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà được dùng trong cấp giấy phép xây dựng;

+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành phần hồ sơ: 01 bản, riêng bản vẽ thiết kế là 02 bản (01 bản trả kèm GPXD);

+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.

- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:

+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng;

+ Quy định rõ chủ đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay đổi có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây dựng.

- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.

- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đổi tên mẫu đơn xin cấp phép xây dựng thành: “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình)”;

+ Bỏ các nội dung trong mẫu đơn: các mục 2, 5, 6: “- Nguồn gốc đất”, “- Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “- Phương án phá dỡ, di dời công trình (nếu có)”;

+ Bổ sung mục 3: Tên công trình;

+ Sửa mục 4 thành: “Đơn vị hoặc người thiết kế: Giấy phép hành nghề số/ Chứng chỉ hành nghề số: ….. Cấp ngày: ………..”.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép xây dựng công trình

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào