Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là gì? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định trong lĩnh vực bất động sản. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm thông tin về lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Tôi thấy một số tài liệu đề cập đến việc xử lý các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên không phân tích cụ thể. Tôi thắc mắc không biết trong quá trình Ngân hàng Nhà nước hoạt động phát sinh những khoản tổn thất nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Thúy Hạnh (hanh***@gmail.com)

Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2013/TT-NHNN. Cụ thể bao gồm:

a) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:

- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;

- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;

- Tái cấp vốn;

- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;

- Các khoản phải thu khác;

b) Các khoản tổn thất khác.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào