Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi Thàng Trung. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thành Trung (thanhtrung*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn được quy định cụ thể như sau:

Việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn được thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thông qua hợp đồng, sổ sách ghi chép hoặc các phương thức khác để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc. Các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc bao gồm:

+ Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;

+ Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ của sản phẩm (nếu có) đã mua, bán.

- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào