Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cải tạo, phục hồi đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cải tạo, phục hồi đối với hoạt động khai thác khoáng sản được tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
- Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung thuộc thẩm quyền;
- Kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý;
- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Bên cạnh đó, quỹ bảo vệ môi trường cũng có trách nhiệm trong việc cải tạo, phục hồi đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Cụ thể như sau:
- Tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
- Hoàn trả tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định;
- Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ;
- Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đúng hạn; kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về việc chậm ký quỹ.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cải tạo, phục hồi đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật