Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công Thương
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-BCT quy định chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, đề ra các chỉ tiêu, khẩu hiệu, nội dung thi đua và thời hạn thi đua. Việc xác định nội dung và tiêu chí thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và có tính khả thi.
2. Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; có hình thức tổ chức phát động phong trào thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm.
3. Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quy trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua. Đối với các đợt thi đua dài ngày (thời gian từ một năm trở lên), các cơ quan, đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời gian dưới một năm) hoặc từng đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; công khai lựa chọn, bình xét, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong cơ quan, đơn vị.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công Thương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 26/2015/TT-BCT.
Trân trọng!