Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương

Việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm một số thông tin về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công thương, tuy nhiên một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được thực hiện ra sao? Tôi có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Kim Dung (dung***@gmail.com)

Ngày 24/3/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 11/2014/TT-BCT về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Theo đó, việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BCT. Cụ thể như sau: 

1. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thực hiện việc lấy ý kiến, đánh giá tác động, gửi thẩm định thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP), Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 48/2013/NĐ-CP), Thông tư số 22/2011/TT-BCT và Thông tư số 13/2013/TT-BCT ngày 09 tháng 7 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2011/TT-BCT (sau đây gọi là Thông tư 13/2013/TT-BCT).

2. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến riêng đối với nội dung có quy định thủ tục hành chính dưới các hình thức phù hợp (tham vấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, bằng văn bản...) trong các trường hợp sau:

a) Nội dung văn bản còn nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết, hình thức của thủ tục hành chính, cách thức thực hiện quy định có liên quan đến mối quan hệ giữa trung ương và địa phương hoặc nhiều Bộ, ngành;

b) Nội dung thủ tục có chi phí tuân thủ lớn nhưng xét thấy chưa được đánh giá một cách đầy đủ, thấu đáo.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 11/2014/TT-BCT.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào