Thời gian, mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con

Thời gian, mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Hùng, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thời gian, mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hung***@gmail.com)

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 đến Khoản 7 Điều 34 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Theo đó, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con được quy định như sau:

Đối tượng tham gia BHXH

Đối tượng hưởng

Thời gian hưởng

Mức hưởng

Cha

Mẹ

 

Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng

 

 

 

 

   

Không

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Không

Có nhưng không đủ điều kiện

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ

Có nhưng không đủ điều kiện

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Không

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trên đây là nội dung quy định về thời gian và mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh con. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại  Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức hưởng chế độ thai sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào