Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc bị xử lý thế nào?

Hình thức xử lý đối với hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Tiền Giang. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc bị xử lý ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đỗ Thành Hưng (hung***@gmail.com)

Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, hình thức xử lý đối với hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau: 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc.

Mức phạt này đồng thời áp dụng với hành vi:

- Ngăn cản thành viên gia đình có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh  nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

- Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu theo quy định tại Khoản 4 điều này.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý đối với hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào