Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương Uyên, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phương Uyên (phuonguyen*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể như sau:

- Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.

- Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào