Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo theo phương pháp chi phí

Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo theo phương pháp chi phí được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thu Hoài, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, cụ thể là xuất khẩu gạo và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo theo phương pháp chi phí được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hoai***@gmail.com)

Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo theo phương pháp chi phí được quy định tại Điều 6 Thông tư 89/2011/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo được xác định theo công thức sau:

Giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (VNĐ, USD/tấn) = Giá vốn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (VNĐ, USD/tấn) + Lợi nhuận dự kiến + Các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật

2. Xác định giá vốn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo

a) Giá vốn gạo xuất khẩu bình quân theo từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo làm cơ sở để tính giá sàn gạo xuất khẩu được xác định theo các yếu tố chi phí như sau:

- Nếu giá vốn gạo xuất khẩu tính từ phương thức mua thóc để xay xát chế biến gạo xuất khẩu xác định theo Bảng dưới đây:

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

KÝ HIỆU

A

Chi phí sản xuất, chế biến gạo nguyên liệu xuất khẩu

CNL

1

Chi phí nguyên liệu

 

2

Chi phí xay xát thóc thành gạo

 

3

Chi phí sản xuất chung

 

A1

Tổng chi phí sản xuất, chế biến (1) + (2) + (3)

TC

4

Tổng lượng gạo nguyên liệu xô thu hồi

Q1

5

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi được

Gp1

A2

Giá thành gạo nguyên liệu xô = (TC - Gp1)/Q­

ZNL

B

Chi phí làm hàng xuất khẩu

CXK1

1

Chi phí phân loại gạo

Cp

2

Chi phí lau bóng gạo, bao bì, lưu kho

CL

3

Tổng lượng gạo thành phẩm thu hồi

Q2

4

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi được

Gp2

B1

Giá thành gạo xuất khẩu tại kho, bảo quản = (ZNL + CP + CL - Gp2)/Q2

ZXK

C

Chi phí xuất khẩu (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6)

CXK2

1

Chi phí vận chuyển, bốc xếp

 

2

Chi phí đứng tàu

 

3

Chi phí bán hàng

 

4

Chi phí tài chính (trả lãi vay nếu có)

 

5

Chi phí kiểm định hàng xuất khẩu

 

6

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

D

Giá vốn gạo xuất khẩu lọt lòng tàu bình quân

ZXK + CXK2

- Nếu Giá vốn gạo xuất khẩu tính từ phương thức mua gạo nguyên liệu xô để chế biến hàng xuất khẩu thì giá vốn gạo xuất khẩu cũng xác định các yếu tố chi phí theo bảng trên nhưng loại trừ các khoản chi phí ở mục A; chỉ tính chi phí ở mục B, C và cộng thêm chi phí mua gạo tại kho.

- Nếu Giá vốn xuất khẩu gạo tính từ phương thức mua gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của các đơn vị cung ứng gạo xuất khẩu thì giá vốn xuất khẩu gạo chỉ được tính giá mua gạo xuất khẩu và các khoản chi phí nêu ở mục C bảng trên.

b. Nội dung một số khoản chi phí cơ bản được xác định như sau:

b1. Chi phí nguyên liệu là chi phí mua thóc (hoặc gạo) bao gồm: giá mua thóc (hoặc gạo nguyên liệu) đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với mặt bằng giá thóc, gạo trong nước tại thời điểm mua xuất khẩu và chi phí phục vụ mua hàng xuất khẩu; cụ thể:

- Giá mua do thương nhân xuất khẩu gạo quy định phù hợp với giá thóc định hướng do cơ quan có thẩm quyền công bố và hướng dẫn thực hiện, phù hợp với giá thị trường trong khu vực.

- Chi phí phục vụ mua hàng xuất khẩu, gồm: chi phí giao nhận, cân đong, thanh quyết toán, chi phí phục vụ mua hàng xuất khẩu khác (nếu có).

Những loại chi phí này nếu có quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ chi, mức độ chi, định mức kinh tế kỹ thuật thì tính theo quy định của Nhà nước. Đối với, các loại chi phí chưa có quy định của Nhà nước thì áp dụng theo định mức, chế độ chi tiêu do Hiệp hội (nếu có), Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các quyết định đó.

Đối với chi phí tiền lương chi ra cho quá trình kinh doanh gạo xuất khẩu tính theo định mức lao động và theo nguyên tắc nêu trên nhân (x) với đơn giá tiền lương hoặc tiền công. Đơn giá tiền lương được tính căn cứ vào tiền lương cơ bản do Nhà nước quy định; các khoản: lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp) và các chế độ khác cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, pháp luật về tiền lương và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương pháp xây dựng, thẩm quyền phê duyệt và đăng ký đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định hiện hành đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

b2. Chi phí xay xát thóc thành gạo:

- Nếu thương nhân tự tổ chức xay xát thì tính đầy đủ các chi phí chi ra phục vụ việc xay xát thóc ra gạo như chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí thu hồi sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chi phí liên quan khác (nếu có). Nguyên tắc tính toán các khoản chi phí này như hướng dẫn tại Tiết b1, Điểm b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư này.

- Nếu Thương nhân phải thuê các cơ sở xay xát khác xay xát, chế biến gạo cho mình thì tính theo giá thực tế thuê phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm thuê thể hiện trên hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các chứng từ hóa đơn theo quy định của pháp luật.

b3. Chi phí lau bóng gạo, chi phí phân loại gạo, chi phí vận chuyển, bốc xếp:

Nguyên tắc tính toán các khoản chi phí này như hướng dẫn đối với cách tính chi phí xay xát thóc thành gạo tại Tiết b2, Điểm b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư này.

b4. Các khoản chi phí như: Chi phí sản xuất chung, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí phân bổ để tính vào giá thành sản phẩm áp dụng theo các quy định tại các Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Điều 10; các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm, áp dụng theo quy định tại Điều 11 quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

b5. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi được xác định bằng: tổng lượng sản phẩm phụ thu hồi được trong quá trình chế biến gạo xuất khẩu nhân (x) với giá bán sản phẩm phụ thu hồi theo mặt bằng giá thị trường.

3. Lợi nhuận dự kiến:

a) Nguyên tắc xác định lợi nhuận: Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư này, các thương nhân dự kiến tỷ suất lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận hợp lý, phù hợp với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành.

Mức lợi nhuận được tính bằng tỷ suất lợi nhuận (%) tính trên giá vốn gạo xuất khẩu.

b) Phương pháp xác định lợi nhuận:

Mức lợi nhuận dự kiến tối đa được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận thực tế toàn ngành xuất khẩu gạo (đã được kiểm toán hoặc quyết toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) bình quân một năm của ba năm trước liền kề với thời điểm tính giá.

Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo theo phương pháp chi phí. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 89/2011/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào