Tiến hành điều tra thực địa hệ sinh thái cỏ biển
Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc tiến hành điều tra thực địa hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như sau:
1. Di chuyển nhân lực, vật tư, trang thiết bị đến địa điểm tập kết điều tra.
2. Quan sát, ghi chép, chụp ảnh các hoạt động khai thác, sử dụng hệ sinh thái cỏ biển; các hoạt động ở vùng lân cận thảm cỏ biển gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cỏ biển.
3. Phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn các đối tượng khai thác, sử dụng hệ sinh thái cỏ biển.
4. Tổng hợp phiếu điều tra, xác định:
a) Mục đích, hình thức, mức độ khai thác, sử dụng hệ sinh thái cỏ biển;
b) Sản lượng khai thác; giá trị kinh tế thu được từ việc khai thác, sử dụng hệ sinh thái cỏ biển;
c) Các mâu thuẫn, các vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình khai thác, sử dụng thảm hệ sinh thái cỏ biển.
5. Điều tra xã hội học nhằm đánh giá sự hiểu biết, ý thức của người dân về vai trò và ý nghĩa của công tác bảo vệ hệ sinh thái cỏ biển.
6. Điều tra thực trạng công tác quản lý, bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển.
7. Kiểm tra, chỉnh lý số liệu điều tra, khảo sát thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hằng ngày:
a) Kiểm tra, chỉnh lý số liệu điều tra, khảo sát thực địa trong ngày (phiếu điều tra thực địa; sổ nhật ký điều tra, khảo sát; sơ đồ điều tra, khảo sát);
b) Rà soát, kiểm tra nội dung, khối lượng các công việc đã thực hiện ngoài thực địa;
c) Điều chỉnh kế hoạch, phương án đi lộ trình điều tra, khảo sát; điều chỉnh, bổ sung khối lượng, nội dung công việc điều tra, khảo sát thực địa (nếu cần);
d) Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc thiết bị phục vụ công tác điều tra, khảo sát sau mỗi ngày làm việc.
Trên đây là nội dung quy định về việc tiến hành điều tra thực địa hệ sinh thái cỏ biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật