Điều tra, khảo sát tổng quan hệ sinh thái cỏ biển

Điều tra, khảo sát tổng quan hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Lâm, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên môi trường và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Điều tra, khảo sát tổng quan hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (lam***@gmail.com)

Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc điều tra, khảo sát tổng quan hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như sau:

1. Di chuyển dụng cụ, máy móc, thiết bị đến nơi điều tra khảo sát

a) Sử dụng thiết bị GPS để xác định vị trí tàu cần đến;

b) Nhập tọa độ vị trí lặn vào máy định vị dẫn đường của tàu;

c) Căn gió, dòng chảy, hướng sóng để tính vị trí thả neo.

2. Sử dụng thiết bị GPS để xác định vị trí điểm khảo sát.

3. Khoanh vùng phạm vi điểm nghiên cứu dựa trên các mặt cắt được đặt vuông góc với đường bờ (bờ biển hoặc bờ đảo) – bắt đầu từ bờ (mép nước vào thời điểm khảo sát) cho đến hết chiều rộng của thảm cỏ biển và theo các mặt cắt ngang, dọc trên các bãi cạn, đồi ngầm. Độ sâu địa hình đáy được đo bằng thiết bị đo sâu và theo từng mét trên dây mặt cắt, đồng thời mô tả đặc điểm cảnh quan hình thái trong phạm vi 10 m chiều rộng dọc theo mặt cắt.

4. Quan trắc, xác định và ghi vào sổ nhật ký điều tra, khảo sát các yếu tố cơ bản về: thời gian; địa điểm; điều kiện khí tượng, thời tiết; điều kiện hải văn tại vị trí neo tàu.

5. Xác định ranh giới thảm cỏ biển: di chuyển dọc theo ranh giới của thảm cỏ biển, sử dụng thiết bị GPS, la bàn xác định vị trí các điểm trên đường ranh giới (cách 10 m đánh dấu một điểm); đo sâu tại các điểm; ghi lại tọa độ, độ sâu các điểm vào phiếu điều tra.

Tùy vào điều kiện cụ thể, việc xác định ranh giới thảm cỏ biển có thể sử dụng trên cơ sở tư liệu bản đồ, hải đồ, ảnh viễn thám đã có. Căn cứ độ sâu thực tế của thảm cỏ biển có thể sử dụng phương pháp lội khảo sát, kéo xuồng kết hợp quan sát (Manta tow), lặn trực tiếp hay lặn có sử dụng thiết bị lặn SCUBA.

6. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần) số lượng các khu vực, số lượng mặt cắt, các điểm trên mặt cắt sẽ tiến hành điều tra, khảo sát đã dự kiến:

Số lượng các tiểu vùng hay khu vực cần tiến hành điều tra khảo sát chi tiết thảm cỏ biển thay đổi theo phạm vi của thảm cỏ biển trên thực tế với giả thiết loại cỏ biển trên mỗi tiểu vùng hay khu vực là đồng nhất. Số lượng các tiểu vùng, khu vực điều tra khảo sát chi tiết thảm cỏ biển quy định tại bảng 6.1.

Trường hợp tồn tại nhiều loài cỏ biển khác nhau trong phạm vi thảm cỏ biển, số lượng các tiểu vùng hay khu vực điều tra chi tiết sẽ nhiều hơn so với số lượng các tiểu vùng hay khu vực quy định tại bảng 6.1.

Bảng 6.1 Số lượng các tiểu vùng, khu vực điều tra, khảo sát chi tiết

 TT

Phạm vi (diện tích) của thảm cỏ biển

Số lượng các tiểu vùng (khu vực) điều tra, khảo sát chi tiết

1

Nhỏ hơn 1 ha

1

2

Từ 1 km2 đến 10 km2

2

3

Từ 10 km2 đến 100 km2

3

4

Lớn hơn 100 km2

4

7. Xác định số lượng mặt cắt, các điểm trên mặt cắt để đặt khung chuẩn hay điều tra, khảo sát chi tiết và lấy các loại mẫu:

a) Số lượng mặt cắt (vuông góc với đường bờ) cần đặt tại mỗi tiểu vùng hay khu vực khảo sát chi tiết thay đổi tùy theo chiều dài và mức độ đồng nhất của đường bờ, được quy định cụ thể tại bảng 6.2;

Bảng 6.2 Số lượng các mặt cắt điều tra, khảo sát chi tiết

 TT

Chiều dài đường bờ

Khoảng cách giữa các mặt cắt

1

Từ 10 km đến 100 km

Từ 500 m đến 1000 m

2

Từ 1 km đến 10 km

Từ 100 m đến 500 m

3

Nhỏ hơn 1 km

Từ 50 m đến 100 m

b) Khi mức độ phức tạp về mặt hình thái học của đường bờ tăng lên, số lượng mặt cắt sẽ tăng lên;

c) Số lượng các điểm trên mặt cắt khảo sát để đặt khung chuẩn, lấy mẫu phụ thuộc vào mức độ đồng nhất và kích thước chiều rộng (từ phía bờ ra phía biển) của thảm cỏ biển. Đối với thảm cỏ biển kém đồng nhất, cự ly giữa các trạm thu mẫu và quan sát là 5 m dọc theo mặt cắt; đối với thảm cỏ biển đồng nhất, rộng hơn, cự ly này có thể lấy từ 15 m đến 20 m dọc theo mặt cắt. Ngoài ra, việc xác định các điểm điều tra còn căn cứ vào sự thay đổi địa hình dọc theo mặt cắt: các trạm khảo sát trên các mặt cắt nằm trên các đường đẳng sâu với khoảng thay đổi thông thường từ 0,5 m đến 10 m;

d) Tại mỗi điểm (trạm) khảo sát, đặt ít nhất 4 khung chuẩn.

Trên đây là nội dung quy định về việc điều tra, khảo sát tổng quan hệ sinh thái cỏ biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào