Kim loại đúc tiền hỏng là gì?

Kim loại đúc tiền hỏng là gì? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, khi học đến môn Luật Ngân hàng, em có tìm hiểu thêm một số thông tin về hoạt động in đúc, quản lý quá trình lưu thông tiền tệ ở nước ta. Em thấy một vài tài liệu đề cập đến hoạt động xử lý kim loại đúc tiền hỏng. Vậy, một cách chính xác thì thế nào là kim loại đúc tiền hỏng? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Hải Đăng (dang_law***@gmail.com)

Ngày 07/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

Theo đó, kim loại đúc tiền hỏng là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Cụ thể như sau: 

“Kim loại đúc tiền hỏng” là kim loại đúc tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

a) Kim loại đúc tiền bị lỗi do quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển của nhà cung cấp như không đảm bảo thông số kỹ thuật (về kích thước, hình dạng, chất lượng,...);

b) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình bảo quản như cong, vênh, bị oxy hóa hoen gỉ, bết cục không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để đúc;

c) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình in do lỗi của thiết bị, lỗi vận hành máy móc;

d) Kim loại đúc tiền đã đúc bị hỏng loại ra tại các công đoạn sản xuất do không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Kim loại đúc tiền hỏng do những nguyên nhân khác.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về khái niệm kim loại đúc tiền hỏng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào