Mục đích khảo sát hiện trường và thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vị trí nguy hiểm trên đường thủy
Mục đích khảo sát hiện trường và thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vị trí nguy hiểm trên đường thủy được quy định tại Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT về quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ ngày 15/02/2018), theo đó:
Sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa, tiến hành khảo sát hiện trường để:
1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng tại hiện trường: hệ thống báo hiệu, công trình, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (tầm nhìn, bán kính cong, bề rộng luồng, vận tốc và hướng dòng chảy, các yếu tố khác...) và hiện trạng hành lang bảo vệ luồng, hiện trạng ngoài hành lang bảo vệ luồng.
2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
3. Xác định lưu lượng, loại phương tiện thủy nội địa, tàu biển và tình trạng giao thông.
4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Trên đây là tư vấn về mục đích khảo sát hiện trường và thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vị trí nguy hiểm trên đường thủy. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật