Bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, đơn vị Đảng quản lý, sử dụng

Việc bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, đơn vị Đảng quản lý, sử dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Vân. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, đơn vị Đảng quản lý, sử dụng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Khánh Vân (khanhvan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 165/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, đơn vị Đảng quản lý, sử dụng được quy định cụ thể như sau:

- Cơ quan chức năng thuộc Văn phòng Trung ương Đảng (trong trường hợp chuyển giao cho cơ quan của Đảng ở trung ương), Văn phòng tỉnh ủy (trong trường hợp chuyển giao cho cơ quan của Đảng ở địa phương) có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

- Cơ quan chức năng thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng tỉnh ủy lập phương án xử lý tài sản cùng với hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 165/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định theo các hình thức sau đây:

+ Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, đơn vị của Đảng hoặc các cơ quan tổ chức, đơn vị khác có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;

+ Bán.

- Thẩm quyền quyết định phương án xử lý: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu về tài sản quy định tại Điều 44 Nghị định 165/2017/NĐ-CP có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Riêng đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tặng lãnh đạo Đảng, việc phê duyệt phương án xử lý thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng.

Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng tỉnh ủy thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng xác định giá trị tài sản để làm căn cứ cho cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản.

- Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển: Cơ quan, đơn vị nhận tài sản có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

- Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán: Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 165/2017/NĐ-CP. Số tiền thu được từ bán tài sản, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý tài sản, phần còn lại được bổ sung vào quỹ dự trữ ngân sách Đảng.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc bảo quản, xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, đơn vị Đảng quản lý, sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 165/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào