Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân

Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Quỳnh Oanh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 9, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.         

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.

2. Phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lợi dụng quyền dân chủ cản trở hoạt động đúng pháp luật của Thanh tra Công an nhân dân. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào