Hướng dẫn xuất khẩu ván đóng thuyền được tận thu từ xác thuyền đánh cá cũ
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất khẩu của công ty tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp chi tiết, hình ảnh của hàng hóa xuất khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
- Căn cứ Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, mặt hàng của công ty có thể tham khảo phân nhóm sau:
Phân nhóm 44.07: Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhập khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017
Lưu ý: căn cứ PHỤ LỤC I DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp công ty muốn xuất khẩu mặt hàng gỗ tận thu có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước thì liên hệ trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét.
Thư Viện Pháp Luật