Công bố quyết định thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Công bố quyết định thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Lĩnh, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc công bố quyết định thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!

Công bố quyết định thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 29 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số 01/BB-TT). Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn và người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

- Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm:

+ Các thành viên Đoàn thanh tra; trong trường hợp xét thấy cần thiết, người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra cùng tham dự;

+ Thủ trưởng đơn vị, đại diện các bộ phận liên quan và cá nhân thuộc đối tượng thanh tra;

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

- Trưởng đoàn chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

- Đối tượng được thanh tra báo cáo bằng văn bản về những nội dung theo đề cương yêu cầu. Trường hợp báo cáo chưa đầy đủ, Trưởng đoàn có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo.

- Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thảo luận chương trình làm việc để cùng phối hợp thực hiện.

- Trường hợp đối tượng thanh tra không tiếp Đoàn thanh tra hoặc tiếp nhưng không có sự tham dự của người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của đối tượng thanh tra; Trưởng đoàn tiến hành lập biên bản tạm hoãn thanh tra và xác định lại ngày thanh tra để đối tượng thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật (Mẫu số 03/BB-TT).

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc công bố quyết định thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào