Nhiệm vụ của các thành viên cơ quan bảo hiểm xã hội khi tham gia đấu thầu thuốc khi tham gia thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Nhiệm vụ của các thành viên cơ quan bảo hiểm xã hội khi tham gia đấu thầu thuốc khi tham gia thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 6 Quyết định 3105/QĐ-BHXH năm 2017 về Quy định việc tham gia đấu thầu thuốc của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại các cơ sở y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
1. Thực hiện thẩm định KHLCNT theo quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2016/TT-BYT.
2. Một số nội dung trọng tâm trong tham gia thẩm định KHLCNT:
a) Kiểm tra, đánh giá căn cứ lập KHLCNT theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2016/TT-BYT.
b) Kiểm tra, đánh giá thành phần của hồ sơ trình duyệt KHLCNT. Yêu cầu hồ sơ trình duyệt KHLCNT phải đủ các nội dung.
c) Kiểm tra, đánh giá các nội dung của KHLCNT, bao gồm: Tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 11/2016/TT-BYT.
d) Kiểm tra, đánh giá phân chia gói thầu, tên gói thầu và giá gói thầu:
- Việc ghi tên hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế, đơn vị tính theo đúng quy định, không trùng lặp về danh mục thuốc, tránh dẫn tới mời thầu có định hướng.
- Sự hợp lý về giá kế hoạch giữa các nhóm thuốc, quy đổi giữa các nồng độ/hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế; đối chiếu căn cứ tham khảo để xây dựng giá kế hoạch của thuốc theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 11/2016/TT-BYT.
- Cơ cấu hợp lý giữa các nhóm thuốc: BDG với thuốc generic; các nhóm thuốc generic; thuốc hỗ trợ trong điều trị với thuốc cần thiết trong điều trị; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc tân dược đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều trị, hiệu quả kinh tế.
+ Rà soát, kiểm tra, phát hiện các thuốc có nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, dạng phối hợp ít cạnh tranh và có giá kế hoạch cao (đã được công bố) và các loại mới xuất hiện, đề nghị cơ sở y tế, tổ chức được giao lập KHLCNT không đưa vào KHLCNT. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đối với các thuốc này, đề nghị đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng KHLCNT báo cáo Bộ Y tế và chỉ đưa vào KHLCNT khi đã được Bộ Y tế đồng ý theo hướng dẫn tại Công văn 4837/BYT-BH ngày 7/7/2015.
+ Có ý kiến đối với các thuốc BDG hết hạn bản quyền mà thị trường đã có sẵn thuốc generic nhóm 1 thay thế: đề nghị cơ sở y tế, tổ chức được giao lập KHLCNT điều chỉnh KHLCNT, giảm số lượng thuốc biệt dược gốc, bổ sung số lượng thuốc generic nhóm 1, đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, đồng thời thực hiện chiến lược sử dụng thuốc generic.
+ So sánh, đối chiếu, phát hiện các thuốc có giá kế hoạch cao bất hợp lý giữa nhóm có tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép ở mức thấp hơn với thuốc ở nhóm có có tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép ở mức cao hơn, đề nghị tổ chức thẩm định yêu cầu tổ chức lập KHLCNT điều chỉnh giá cho phù hợp.
+ So sánh, đối chiếu, phát hiện các thuốc có giá kế hoạch cao bất hợp lý trong cùng nhóm thuốc, đề nghị tổ chức thẩm định yêu cầu tổ chức lập KHLCNT điều chỉnh giá cho phù hợp.
e) Kiểm tra, đánh giá hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
- Đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hình thức lựa chọn nhà thầu được đề xuất trong KHLCNT theo quy định;
Đối chiếu điều kiện áp dụng đối với các gói thầu không đề xuất hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, kiến nghị tổ chức lập KHLCNT làm rõ, và điều chỉnh cho phù hợp.
- Đối chiếu, kiểm tra điều kiện áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu đề xuất tại KHLCNT theo quy định. Kiến nghị tổ chức lập KHLCNT xem xét, bổ sung nếu không đủ điều kiện;
f) Kiểm tra, đánh giá thời gian thực hiện hợp đồng:
- Đối với KHLCNT do cơ sở KCB tự tổ chức đấu thầu: Tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng như quy định tại khoản 7 Điều 6 Thông tư số 11/2016/TT-BYT.
- Đối với KHLCNT do địa phương tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương, hoặc được đấu thầu tập trung cấp quốc gia: Tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng như quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2016/TT-BYT.
- Trường hợp cơ sở KCB tự tổ chức đấu thầu thuốc bằng hình thức đấu thầu khác, trong khi chờ kết quả đấu thầu thuốc bằng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, cơ sở KCB dự kiến thời gian, xây dựng số lượng thuốc cần mua phù hợp, không để tình trạng thiếu thuốc sử dụng trong cơ sở KCB.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ của các thành viên cơ quan bảo hiểm xã hội khi tham gia đấu thầu thuốc khi tham gia thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 3105/QĐ-BHXH năm 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật