Quản lý tài sản vật lý trong ngân hàng được quy định như thế nào?

Quản lý tài sản vật lý trong ngân hàng được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Trần Khánh Vy, hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Tôi cần tìm hiểu một số quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Quản lý tài sản vật lý trong ngân hàng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.     

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2015/TT-NHNN Quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Danh sách tài sản vật lý được lập với các thông tin cơ bản gồm: tên tài sản, giá trị, mức độ quan trọng, vị trí lắp đặt, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng, thông tin về bản quyền (nếu có).

2. Đơn vị phải xác định, đánh giá mức độ rủi ro, mức độ quan trọng, yêu cầu về tính sẵn sàng của tài sản vật lý để phân loại, sắp xếp tài sản và thực hiện việc trang bị, biện pháp bảo vệ phù hợp. Đối với tài sản vật lý là cấu phần của hệ thống công nghệ thông tin quan trọng tại trung tâm dữ liệu chính phải có biện pháp dự phòng đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hoạt động liên tục.

3. Tài sản vật lý phải được giao, gán trách nhiệm cho cá nhân hoặc tập thể quản lý, sử dụng.

4. Tài sản vật lý khi mang ra khỏi đơn vị phải được sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị hoặc người được thủ trưởng ủy quyền. Đối với tài sản vật lý có chứa thông tin, dữ liệu nhạy cảm trước khi mang ra khỏi đơn vị phải thực hiện biện pháp bảo vệ để giữ bí mật đối với thông tin, dữ liệu lưu trữ trên tài sản đó.

5. Đơn vị phải xây dựng kế hoạch, quy trình bảo trì, bảo dưỡng và tổ chức thực hiện đối với từng chủng loại tài sản vật lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo trì trang thiết bị tin học trong ngành ngân hàng.

6. Tài sản vật lý có lưu trữ dữ liệu nhạy cảm khi thay đổi mục đích sử dụng hoặc thanh lý, đơn vị phải thực hiện các biện pháp xóa, tiêu hủy dữ liệu đó đảm bảo không có khả năng phục hồi. Trường hợpkhông thể tiêu hủy được dữ liệu, đơn vị phải thực hiện biện pháp tiêu hủy cấu phần lưu trữ dữ liệu trên tài sản đó.

7. Đối với tài sản vật lý là thiết bị di động, vật mang tin, ngoài các quy định tại Điều này, đơn vị xây dựng và thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về Quản lý tài sản vật lý trong ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 31/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào